Tuesday, April 24, 2018

NGƯỜI NHẬT VÀ NAI NHẬT

Đây là kỷ niệm đẹp nhất, đáng ghi nhớ nhất ở Nhật. Hôm nay mình mới có thời gian ghép các clips nhỏ lại thành clip dài hơn, toàn cảnh ở công viên Nara, hình ảnh các cô chú nai Nhật ở công Viên Nara thuộc thành phố Kyoto.

Người Nhật rất lễ phép. Họ đều để hai tay lên bụng cúi gập người để cám ơn khách hàng. Nhưng không ngạc nhiên bằng các cô/chú Nai ở công viên Nara, thuộc tỉnh Kyoto. các cô/chú Nai này cũng lễ phép không kém người Nhật. Cũng cúi đầu lạy cám ơn khi mình cho chúng ăn bánh. Rice cracker thơm ngon như bánh buiscuit của mình thường ăn sáng, đây là món ăn khoái khẩu của các cô chú Nai Nhật. Mình phải mua đồ ăn của Nai để cho chúng ăn. Hầu hết chúng lễ phép cúi đầu cám ơn khi mình cho chúng ăn bánh này. Người ta cho biết có hơn 1500 con Nai sống hoang, tự nhiên trong công Viên Nara, khách vào đây xem miễn phí. Ngay ở cổng vào có người ngồi chờ sẵng bán các loại bánh cho Nai Nhật, mình không được cho chúng ăn đồ ăn khác.

Bên trong công viên này còn có 1 vườn bách thảo, vào cửa phải trả tiền, cây cối rất đẹp, có hoa Anh Đào và nhiều loài hoa khác, có nhiều cây được cắt tỉa thành các cây bonsai, tuy đẹp nhưng cũng như các công viên khác mình từng đi dạo ở Australia.

 Đã nhiều người khen ngợi người Nhật và đất nước Nhật, mình đồng ý, có lẽ sự văn minh của Nhật khiến cho không ai muốn bị người đời bảo rằng mình là kẻ "vạch lá tìm sâu"?

 Mình đi từ Tokyo đến Kyoto đến Hiroshima sau cùng là Osaka. Cuộc du lịch này hầu như mỹ mãn, có vài điều mình không thoải mái:

1/ Khi đi chơi, ăn uống dọc đường, mình phải cầm rác theo vì hầu như không có thùng rác dọc đường, muốn bỏ rác thì phải vào trạm xe lửa, mà vào bên trong thì phải scan vé xe, sẽ mất tiền vé mà có thể bị lạc lối ra vì không quen, các trạm xe lửa ở Nhật rất phức tạp. Có nhiều khi phải cầm rác về nhà (Motel) vì không có thùng rác để bỏ rác. Trong khi dân Nhật, họ không ăn vặt như dân du lịch vì mình muốn ăn thử đủ món ăn lạ, mà ăn là phải xả rác, cầm rác theo mình suốt ngày đi chơi là điều bất tiện.

2/ Mình không đủ dữ liệu khách quan để khẳng định sự ô nhiễm môi trường ở Nhật, chỉ căn cứ vào những người trong gia đình mình và gia đình người bạn đi cùng. Mình cho rằng Tokyo môi trường bị ô nhiễm, khi đến Tokyo thì cả nhà bị Hayfever rất năng, mới ngày đầu mình đổ tội cho hoa cỏ và phấn hoa Anh Đào, nhưng chỉ ngày sau mình biết hoa Anh Đào đã tàn ở Tokyo, sự thất vọng ngắm hoa Anh Đào cũng làm mình hụt hẫng, vì hoa Anh Đào là một nét văn hoá của Nhật, cây trồng ở Tokyo không nhiều vì đất chật, vì thế không có cỏ hoang, hoa cỏ không thể là thứ gây ra bệnh Hayfever như các bác sĩ ở Australia giải thích.

Sau 12 ngày ở các thành phố lớn Tokyo, Kyoto, Hiroshima mình đến Osaka thành phố nhỏ hơn, tôi đoán không khí trong lành hơn vì chứng ngứa mắt ngứa mũi đỡ hơn, nhưng không phải mọi người đều như thế, vợ và con trai vẫn bị dị ứng, da mặt căng rát, mắt mũi ngứa ngáy khó chịu. Ở Tokyo số lượng cây trồng rất ít, cỏ hoang không có vì đất chật người đông, hoa Anh Đào đã tàn mà sao nhiều người Nhật phải dùng khẩu trang? Với kinh nghiệm của mình đeo khẩu trang khi ra đường thì chứng bệnh này bớt đi.

Melbourne Australia cũng nhiều xe chạy và các nhà máy xả khí thải ra không gian, mình cũng bị bệnh hayfever nhẹ, nhưng mình từng đi holiday ở Darwin hoặc Gold coast Queensland nơi thành phố du lịch không có công nghiệp nặng, chỉ có nông trại, cây ăn trái, hoa cỏ và cỏ khô ở các nông trại thì trùng trùng điệp điệp thì mình không bị hayfever. Why?

Từ nay mình sẽ không đổ tội cho cây xanh hoặc hoa cỏ đã gây nên chứng bệnh Hayfever nữa, mình tin nguyên nhân là do con người. Có lẽ các công ty bào chế thuốc không dám chỉ thẳng vào sự xả khói xe và nhà máy công nghiệp xả thải gây nên chứng hayfever vì sẽ bị chỉ trích ngược lại, họ phải tìm cách giải thích khác, người Nhật đổ tội cho phấn của cây cedar (cedar pollens) còn người Úc đổ tội cho phấn hoa cỏ (Grass pollens). Tội nghiệp cho cây xanh và hoa cỏ đã bị oan! chỉ vì chúng không biết nói. Mình tin như thế.