Friday, July 5, 2024

LÒNG THAM MUỐN CÓ ĐÁNG TRÁCH KHÔNG?

 Hiện tượng khất sĩ Minh Tuệ diễn ra, chúng ta thấy nhiều người ở VN bầy tỏ lòng quý mến ông, có nhiều người vái lạy ông xem ông như Phật xuất hiện. Hầu hết những người bầy tỏ cảm tình thương mến khất sĩ là những người theo Phật Giáo, cũng nhiều người theo Thiên Chúa giáo biểu lộ tình cảm quý mến tương tự. Mình thử tìm hiểu từ đâu dẫn đến sự trùng hợp này. Trái lại cũng khá đông người không công nhận việc khất thực là cao quý, thậm chí còn cho đó là việc làm tiêu cực. Mình cũng thử tìm hiểu tại sao lại có sự mâu thuẫn này trong xã hội VN.


( Điểm <<a>>, <<b>>, <<c>>... là phần phụ ở cuối bài, bổ túc cho đoạn viết ở những điểm này được rõ) 




Nếu ở Úc/Mỹ/Canada hoặc ở châu âu mà xuất hiện một người đi khất thực như ông Minh Tuệ, cho dù kiên trì lâu năm thì cũng không ai quan tâm, chẳng ai thương cũng chẳng ai chê vì đó là chuyện cá nhân <<b>>, bởi vì văn hóa Phật giáo không được người tây phương hâm mộ, cho dù quan niệm sống khổ hạnh trong Thiên chúa giáo một thời cũng được người tây phương đề cao. Khất sĩ Minh Tuệ là một hiện tượng đặc biệt chưa từng thấy, thậm chí ở Tháiland một đất nước tự do, đạo Phật rất phổ biến nhưng khất thực như ông Minh Tuệ thì chưa thấy. Trước năm 1975 ở miền nam, tôi cũng chỉ thấy những cuộc hành khất do các chùa tổ chức mang tính hình thức, các khất sĩ rời chùa, đi vòng quanh làng mạc thành phố đến chiều thì về chùa. Họ không sống cảnh màn trời chiếu đất như khất sĩ Minh Tuệ rất nguy hiểm. Ngày nay người âu châu không đề cao quan niệm sống khổ hạnh như xưa. Ai muốn sống khổ hạnh thì đấy là quyền tự do cá nhân <<a>>. Cũng như nhiều người đam mê trèo núi Everest, bay lượn bằng  Wingsuit flying, thám hiểm đáy biển hoặc chinh phục vũ trụ... Đó là những việc làm nguy hiểm đầy thách thức đòi hỏi ý chí và niềm tin cá nhân mãnh liệt cho mục đích ấy nếu không muốn gọi là cực đoan. Với niềm tin mãnh liệt như khất sĩ Minh Tuệ, mình nên tìm hiểu về triết lý Phật giáo "hạnh đầu đà" và quan điểm "Đời Sống Khó nghèo" của Thiên Chúa giáo, một tôn giáo cũng phổ biến ở VN, thay vì để niềm tin tôn giáo, chủ quan kiểm soát tư duy độc lập.


Phật Giáo: Đức Thích-ca Mâu-ni xuất thân là thái tử vương tộc Gautama của tiểu quốc Shakya ông từ bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý lên đường tìm (chánh đạo) cách dẫn dắt con người đi đến mục tiêu lý tưởng tuyệt đối (niết bàn) để mưu cầu Hạnh Phúc và An Bình vĩnh cửu <<b>>. Một suy luận hợp lý mà ta dễ dàng chấp nhận đó là, đức Phật không thể ngẫu hứng hoặc chán đời từ bỏ giai cấp thượng lưu, giàu sang xuống đường giảng đạo. Là thái tử vương chắc chắn ông được giáo dục cẩn thận bởi văn hóa Ấn Độ thời bấy giờ. Cuộc đời và sự nghiệp của Đức Phật được nhiều thế hệ ghi lại và viết thành sách. Triết lý Phật học đề xướng con đường Trung Đạo, tức là từ bỏ đời sống xa hoa nhưng cởi mở, không cần thiết phải tu hành ép xác khổ hạnh vốn được đề cao trong các học thuyết tôn giáo Ấn Độ thời bấy giờ. Phải chăng Thích-ca Mâu-ni là người cởi mở, (cấp tiến) dễ dãi hơn so với văn hóa Ấn Độ khiến cho đạo Phật không được người Ấn Độ hưởng ứng? Một cụ thể khác về văn hóa Ấn Độ <<c>>. Mohandas Gandhi được cả thế giới ngợi khen vì việc làm của ông phù hợp với văn hóa tây phương, người VN gọi là Thánh Gandhi nhưng ông không được người Ấn Độ coi trọng.


Thiên Chúa giáo: Đức Giêsu Kito (Jesus Christ) là người Do Thái, mẹ là bà Maira hạ sinh đức Giêsu trong hang đá Bethlehem, bà dùng máng thức ăn của trừu và bò làm cái nôi em bé giữ cho hài nhi được ấm. Nghèo như thế có lẽ không còn ai nghèo hơn. Khi lên 12 tuổi ngài đã bắt đầu thuyết giảng về đức chúa trời.  Tôi được nghe vài linh mục đã "Bi kịch hóa" cho vui về câu truyện từ kinh thánh Luca 2:46 rằng, chúa cũng phạm tội trách chi con người, chúa Giêsu đã không vâng lời cha mẹ nghĩa là đã phạm tội, khi lên 12 tuổi, cậu bé Giêsu đi lễ ở cung thành Jerusalem và ở lại đó 3 ngày không về nhà để thuyết giảng về đức chúa trời cho những nhà thông thái ở cung thành Jerusalem nghe, 3 ngày không về khiến cho cha mẹ ngài lo lắng, tưởng con mình đi lạc mất tích, cha mẹ đã quở trách đức Giêsu. Câu chuyện có ngụ ý rằng sự thông minh và khôn ngoan của Đức Giêsu đã bắt đầu từ lúc 12 tuổi khiến các bậc thông thái ở cung thành Jerusalem phải học hỏi nơi cậu bé. Triết lý của Đức Giêsu là sống khiêm nhường với tinh thần nghèo khổ, yêu thương và tha thứ cho mọi người. Trước khi chết trên thập tự giá ngài đã xin đức chúa trời tha tội cho những kẻ kết án và giết ngài...Nhưng đáng tiếc, triết lý của ngài chỉ phát triển ở châu âu nếu không muốn nói ngài đã thất bại ở ngay quê hương mình <<d>>. Ngày nay chúng ta vẫn còn thấy ở Trung Đông, họ hận thù nhau, nổ bom khủng bố nhau, rõ ràng triết lý "yêu thương kẻ thù" không được đón nhận bởi văn hóa xã hội Trung Đông.


Nếu khoa học khảo cổ có thể cho ta biết chiều cao trung bình của con người cổ đại thấp hơn chúng ta ngày nay thì ta có thể khẳng định họ nghèo khó hơn chúng ta, ăn uống thiếu bổ dưỡng không bằng chúng ta ngày nay. Chỉ 200 năm trước, cho dù châu Âu có tân tiến hơn các nơi khác nhưng họ vẫn còn nghèo lắm, khoan hãy nói đến hai ngàn năm hoặc trước công nguyên. Các quốc gia Ấn Độ hoặc Trung Đông nơi đức Phật hoặc đức Giêsu sinh ra. Đời sống con người lúc bấy giờ rất thô sơ, sản phẩm họ tạo ra được ít ỏi nhờ sức lao động bằng đôi bàn tay, hoàn toàn không có sự trợ giúp của kỹ thuật, sản lượng dĩ nhiên thấp và vì thế toàn xã hội đều nghèo. Họ xuất thân trong vất vả nghèo khó, họ cần có một triết lý phù hợp cho xã hội cùng thời để giải tỏa, để  đáp ứng nhu cầu tâm lý khó nghèo của con người thời đại ấy. 


Cả hai triết lý, Phật Học và Thiên chúa giáo đã lan tỏa khắp thế giới, cả hai đều có điểm tương đồng là trân trọng "Đời Sống Nghèo Khó" Sự trân trọng này phù hợp với đời sống người VN thời nay vì xã hội VN chưa phát triển, triết lý Đời Sống Nghèo Khó được người VN đón nhận một cách dễ dàng và vô tình. Người tây phương trước đây theo Thiên Chúa giáo cũng tương tự, nhiều linh mục gia nhập và theo đuổi đời sống khó nghèo, hiện nay vẫn còn những nhà dòng khổ tu và cộng đồng người Amish yêu mến khó nghèo, họ sống đơn sơ, lao động bằng đôi tay, nhưng không nhiều... Xã hội tây phương văn minh và phát triển, đời sống người dân giàu có hơn, sản xuất gia tăng nhờ máy móc và khoa học, đặc biệt từ khi họ biết dùng Gas và năng lượng điện, các trường phái khổ tu và những cộng đồng người Amish ngày càng thưa thớt vì họ không thể phủ nhận khoa học giúp con người thăng tiến, bớt khổ cực hơn.


Người VN vốn nghèo khó từ lâu và ngày nay vẫn chưa thoát khỏi nghèo khổ, họ có được triết lý Phật để củng cố niềm tin và an ủi cuộc sống thì đó là niềm vui nâng đỡ tinh thần, họ yêu mến nhau vì cùng chung hoàn cảnh, đồng thời họ cùng chịu đựng bất công xã hội, họ lên án sự giàu sang bất chính, mà mọi sự giàu sang luôn gắn liền với giới thống trị, giới thượng lưu, một nhóm người không làm ra tài sản vật chất. Nhưng người dân không có cách nào trừng phạt những kẻ có quyền, có tiền ăn trên ngồi trốc. Trong lúc này, tâm lý người dân VN yêu mến sự khổ hạnh, thì mình có thể hiểu được phản ứng của họ khi xuất hiện khất sĩ Minh Tuệ. Tâm lý người VN lên án giới thượng lưu nhà giàu tham lam thì ta hiểu được họ cũng khinh chê giới cầm quyền CSVN và những thầy chùa quốc doanh.


Xã hội VN ngày nay về mặt vật chất rõ ràng giàu hơn 30 năm trước, xã hội tây phương cũng tương tự, khi họ thoát khỏi nghèo khó thì tâm lý xã hội cũng thay đổi. Xã hội giàu hơn khiến tư duy con người thay đổi và mọi triết lý cũ trở thành lỗi thời. Do đó không ngạc nhiên có nhiều người VN không ủng hộ cách tu khổ hạnh. Triết lý khổ hạnh chỉ tồn tại trong xã hội nghèo khó bởi vì nó đáp ứng được nhu cầu tâm lý xã hội ấy. Thời nay, xã hội văn minh với công nghệ tinh vi đã giúp con người sản xuất nhiều hơn, nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Thế giới loài người được ăn no mặc ấm đầy đủ hơn trước, tư duy xã hội ngày nay đã thay đổi rất nhiều so với tư duy 2 ngàn năm trước. Sự giàu sang ngày nay không hoàn toàn chỉ thuộc về giai cấp thống trị thượng lưu nữa, thời nay con người không chỉ giàu vì tiền bạc mà còn giàu về tri thức, kiến thức, chính trị, nghệ thuật, kỹ thuật, mạo hiểm và những đam mê đáng quý khác... 


Xã hội và con người luôn luôn thay đổi nhưng triết lý thì không, sự hưởng thụ của người dân thời nay có khi còn hơn giới cầm quyền, sự phát triển khoa học và thông tin đã giúp con người hiểu biết rộng rãi, nhờ sự hiểu biết và phát triển, con người ngày nay đã biến những trang triết lý bất di bất dịch hằng ngàn năm qua trở nên lỗi thời. Tâm lý người VN ngày nay đang mâu thuẫn giữa sự yêu chuộng nghèo khổ do ảnh hưởng triết lý cũ và sự hưởng thụ, đam mê trong xã hội mới đang diễn ra. Người VN cần phải điều chỉnh suy nghĩ của họ nếu không muốn nói họ cần có một triết lý mới để tránh mâu thuẫn xã hội, giúp họ không còn lên án lòng tham như là một thói xấu. Bởi vì lòng tham vọng thời nay có thể được xem là điều tốt, nhiều người có tham vọng chính đáng, lòng tham vọng chính đáng là cần thiết giúp con người cạnh tranh và thăng tiến. 


Một ví dụ cụ thể về lòng tham vọng chính đáng. Tỷ phú Elon Musk sinh ra ở Nam Phi một đất nước nghèo, có nền kinh tế bất bình đẳng nhất thế giới. Ông đi học ở Canada và định cư ở đó, sau này sống ở Mỹ. Nếu không có lòng tham vọng thì ông không thể làm chủ SpaceX, StarLink, Neuralink implant, Tesla, X (Twiter). Nếu một dân tộc mà lòng tham vọng bị triệt tiêu bởi tin vào một triết lý nghèo khó thì đất nước ấy đi về đâu. Có khác gì triết lý vô sản cả thế giới bỏ vào thùng rác nhưng lãnh đạo VN vẫn cố tình bám vào nó để giữ quyền lực, sợ xấu hổ không muốn nhìn nhận sai lầm, hệ lụy rõ ràng ai cũng biết. Vì thế lòng tham vọng công bằng theo pháp luật cần được khuyến khích, không thể "vơ đũa cả nắm" cho rằng bất cứ ai giàu có đều là kẻ gian dối phải khinh chê.


Ta không thể phủ nhận lòng tham là lẽ tự nhiên không riêng gì hiện diện nơi con người mà nó hiện diện trong muôn loài, con Gà hơn nhau tiếng gáy, con Công hơn nhau bộ lông để làm gì nếu không phải để quyến rũ con mái? Cô gái má hồng, ngực to mông rộng eo thon đó là nét đẹp tự nhiên, họ hoàn toàn được quyền tự do phô trương nét đẹp tự nhiên ấy, nét đẹp cũng là niềm tự hào của phụ nữ, cũng như những bông hoa khoe sắc, nếu phụ nữ có khả năng tình dục mạnh thì đó là một biểu hiện của một cơ thể mạnh khoẻ, đó là điều tốt tại sao lại khinh chê? Tiếc rằng có người cho đấy là tội khiêu dâm, gợi cảm tình dục để cám dỗ đàn ông.<<e>>. Một thanh niên cường tráng, đẹp trai, thông minh chắc chắn anh ta sẽ dùng lợi điểm ấy để chinh phục cô gái đẹp là lẽ bình thường. Vợ đẹp con khôn gia đình hạnh phúc đó là tham vọng tốt đẹp, tại sao có một triết lý khước từ lẽ tự nhiên tốt đẹp của con người và của muôn loài?


Nhà khoa học Albert Einstein phải than thở rằng:"Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bằng cách sử dụng cùng loại tư duy mà chúng ta đã dùng để tạo ra các vấn đề đó." Nhưng thay đổi tư duy con người không đơn giản là thay đổi triết lý bằng cách đốt sách như họ đã từng đốt hết sách của người miền nam. Thay đổi tư duy cần một quá trình phát triển xã hội lâu dài, muốn thay đổi tư duy xã hội cần sự chủ động của bộ giáo dục và một chính quyền nhân bản do dân bầu lên đồng thời người dân được quyền đào thải chính quyền của họ để chọn chính quyền khác trong ôn hòa và công bằng, đó cũng là lòng tham của toàn thể người dân, lòng tham này rất đáng trân trọng.


========================//========================

<<a>> Tôn trọng quyền tự do cá nhân là điều cần thiết trong thời đại văn minh. Khất sĩ Minh Tuệ nguyện theo 13 Phật pháp Hạnh Đầu Đà đó là lựa chọn cá nhân. Thần tượng một ai đó cũng là tự do cá nhân. Trong xã hội thời nay mà có quá đông người thần tượng một nhân vật nghèo khổ, sống màn trời chiếu đất đi khất thực khắp nơi vì ông tin vào một triết lý đã cũ. Chắc chắn xã hội này còn tụt hậu, quá nhiều tham lam bất chính không còn thuốc chữa nên người VN mặc dù ở thời đại "4G" nhưng người VN muốn trở về thơi đại BC hoặc AD?


<<b>> Theo Phật là đi theo con đường mà Ngài đã trải qua để tự giải thoát cho chính mình, đó là niềm tin của Phật và những người tin vào ngài. Phật không đòi hỏi chúng sinh tôn thờ ngài, Phật chỉ dạy cho chúng sanh tự giải thoát khỏi lòng tham sân si, để chinh phục niết bàn, đạt được hay không là do chính mình, đó là một ước mơ, là khao khát cá nhân, không ai làm cho ai cả mà chỉ mình làm cho riêng mình mà thôi. 


<<c>> Mohandas Gandhi là một luật sư người Ấn Độ, theo chủ nghĩa dân tộc, nhà đạo đức chính trị, người đã sử dụng chiến thuật phản kháng bất bạo động chống thực dân giành độc lập cho Ấn Độ khỏi sự cai trị của Anh. Ông đã truyền cảm hứng cho các phong trào đòi quyền công dân và tự do trên khắp thế giới. Kính ngữ Mahātmā được áp dụng cho ông ở Nam Phi vào năm 1914, người VN gọi là Thánh Gandhi. Chiến thuật phản kháng bất bạo động hiện được sử dụng trên toàn thế giới.


<<d>> Sống tại Australia, một quốc gia đa văn hóa. Mình nhận thấy người tây phương họ dễ dàng hòa giải, tìm giải pháp chung để  hướng về tương lai, nếu không muốn nói họ có tinh thần hòa giải cao hơn so với các sắc tộc khác. Nói thế không có nghĩa các sắc tộc khác không biết tha thứ, thường xuyên tinh thần hòa giải của người tây phương dễ dàng đi vào lòng giới trẻ sinh ra tại Úc hơn so với những người di dân đến từ các quốc gia khác. 


<<e>>  Vào ngày 16 tháng 9 năm 2022,  cô Mahsa Amini người Iran 22 tuổi đã chết tại một bệnh viện ở Tehran. Cảnh sát đạo đức quốc giáo Iran đã bắt giữ cô vì lý do không đội khăn trùm đầu theo tiêu chuẩn của chính phủ. Bộ chỉ huy cảnh sát Hồi giáo Iran cho biết cô lên cơn đau tim tại đồn cảnh sát, ngã gục, hôn mê và chết trước khi được chuyển đến bệnh viện. Tuy nhiên, những người chứng kiến, bao gồm những phụ nữ bị giam giữ cùng Amini cho biết, cô đã bị đánh đập dã man và chết do sự tàn bạo của cảnh sát.

Friday, April 15, 2022

Web Speech API

The script element

Web Speech API will not work if the Web cam connected. The microphone headset will be disable and Webcam microphone is taking over. You must disconnect webcam for the headset microphone to work.

Tuesday, April 24, 2018

ĐỆ TỨ KHOÁI Ở NHẬT.


Mình nghe nói ở Australia cũng bán cái toilet này, nhưng không thấy ở các nơi lớn như Bunnings Ware House. Nó là cái Toilet seat có thể gắn vào hầu hết các Loo khác, toilet seat này mình ngồi ấm áp vì nó có điện, nửa đêm, mắt nhắm mắt mở, ngồi vào cái toilet này cho mình cảm giác vừa đắp mền vừa tè không bị mất ngủ nếu cần đi toilet.
Lần đầu. Sau khi tận hưởng "đệ tứ khoái" ở Nhật, Mình mày mò cái panel tiếng Nhật, bấm nút bậy bạ, nghe tiếng motor chạy rè rè... Mình chổng đít lên xem thì thấy cái vòi bằng chiếc đũa đưa ra thọc vào đít mình, xem cũng khoái mắt nên cứ chổng đít khom lưng xem, nó xịt (mẹ nó) thẳng vào mặt mình vài giọt. ĐM nước dưới toilet mà xịt vào mặt thì nỗi nhục nào tệ hơn? Mình vội vàng ngồi xuống, không thì nó xịt bỏ mẹ! Mình nhận thấy nó không tệ lắm, nó xịt yếu, nhưng vài giọt ban đầu khi motor khởi động, nó xịt khá mạnh thẳng vào mặt vì ai bảo ngu chổng mông lên xem cái chuyện rửa đít?
Mình ngồi đó tiếp tục mày mò cái Panel tiếng Nhật, chẳng hiểu ất giáp gì, cứ bấm lung tung, cái motor lại kêu rè - rè .... Mình không biết "chiếc đũa chọc đít" nó rút ra hay thọc vào, cũng hơi lo lắng, nhưng không dám chổng đít lên xem nữa vì nó sẽ xịt, chớ dại! Mình ngồi một tí thì nó xịt nước khá nóng vào ngay "trung ương" thật là khó chịu mà mình phải gồng mình ngồi im cho nó xịt, chẳng ngu gì đứng dậy để phải tắm bằng nước rửa đít! sau một lát thì quen độ nóng, không cảm thấy nóng nữa, nhưng chừng nào nó mới ngưng lại?
Suy nghĩ một lúc, mình phải tìm cách tắt vòi nước đó đi. Mình lại tiếp tục mày mò cái Panel tiếng Nhật, nó dừng xịt nước nóng, mình yên trí là OK, có thể đứng dậy thấm khô là xong. Nhưng phải rửa đàng hoàng, chứ nó xịt vào "trung ương" thì còn mấy vết nhoe nhoét chung quanh chưa sạch, có lẽ mình phải tự điều chỉnh mông đít mình sao cho nó xịt khắp nơi, từ "trung ương đến địa phương" cho sạch sẽ đều. Ngay lập tức và ngạc nhiên, nó xịt nước lạnh vào trung ương, nơi đã quen với nước nóng! Trung ương chịu không nổi nó kiện lên toà án quốc tế!..
Thôi, mình ráng điều chỉnh mông đít để nước lạnh nó xịt khắp nơi rồi đứng dậy, cứ ngồi đây đoán tiếng Nhật chắc cả ngày không xong mỗi chuyện ĐI ỈA!

Image may contain: text
No automatic alt text available.

NGƯỜI NHẬT VÀ NAI NHẬT

Đây là kỷ niệm đẹp nhất, đáng ghi nhớ nhất ở Nhật. Hôm nay mình mới có thời gian ghép các clips nhỏ lại thành clip dài hơn, toàn cảnh ở công viên Nara, hình ảnh các cô chú nai Nhật ở công Viên Nara thuộc thành phố Kyoto.

Người Nhật rất lễ phép. Họ đều để hai tay lên bụng cúi gập người để cám ơn khách hàng. Nhưng không ngạc nhiên bằng các cô/chú Nai ở công viên Nara, thuộc tỉnh Kyoto. các cô/chú Nai này cũng lễ phép không kém người Nhật. Cũng cúi đầu lạy cám ơn khi mình cho chúng ăn bánh. Rice cracker thơm ngon như bánh buiscuit của mình thường ăn sáng, đây là món ăn khoái khẩu của các cô chú Nai Nhật. Mình phải mua đồ ăn của Nai để cho chúng ăn. Hầu hết chúng lễ phép cúi đầu cám ơn khi mình cho chúng ăn bánh này. Người ta cho biết có hơn 1500 con Nai sống hoang, tự nhiên trong công Viên Nara, khách vào đây xem miễn phí. Ngay ở cổng vào có người ngồi chờ sẵng bán các loại bánh cho Nai Nhật, mình không được cho chúng ăn đồ ăn khác.

Bên trong công viên này còn có 1 vườn bách thảo, vào cửa phải trả tiền, cây cối rất đẹp, có hoa Anh Đào và nhiều loài hoa khác, có nhiều cây được cắt tỉa thành các cây bonsai, tuy đẹp nhưng cũng như các công viên khác mình từng đi dạo ở Australia.

 Đã nhiều người khen ngợi người Nhật và đất nước Nhật, mình đồng ý, có lẽ sự văn minh của Nhật khiến cho không ai muốn bị người đời bảo rằng mình là kẻ "vạch lá tìm sâu"?

 Mình đi từ Tokyo đến Kyoto đến Hiroshima sau cùng là Osaka. Cuộc du lịch này hầu như mỹ mãn, có vài điều mình không thoải mái:

1/ Khi đi chơi, ăn uống dọc đường, mình phải cầm rác theo vì hầu như không có thùng rác dọc đường, muốn bỏ rác thì phải vào trạm xe lửa, mà vào bên trong thì phải scan vé xe, sẽ mất tiền vé mà có thể bị lạc lối ra vì không quen, các trạm xe lửa ở Nhật rất phức tạp. Có nhiều khi phải cầm rác về nhà (Motel) vì không có thùng rác để bỏ rác. Trong khi dân Nhật, họ không ăn vặt như dân du lịch vì mình muốn ăn thử đủ món ăn lạ, mà ăn là phải xả rác, cầm rác theo mình suốt ngày đi chơi là điều bất tiện.

2/ Mình không đủ dữ liệu khách quan để khẳng định sự ô nhiễm môi trường ở Nhật, chỉ căn cứ vào những người trong gia đình mình và gia đình người bạn đi cùng. Mình cho rằng Tokyo môi trường bị ô nhiễm, khi đến Tokyo thì cả nhà bị Hayfever rất năng, mới ngày đầu mình đổ tội cho hoa cỏ và phấn hoa Anh Đào, nhưng chỉ ngày sau mình biết hoa Anh Đào đã tàn ở Tokyo, sự thất vọng ngắm hoa Anh Đào cũng làm mình hụt hẫng, vì hoa Anh Đào là một nét văn hoá của Nhật, cây trồng ở Tokyo không nhiều vì đất chật, vì thế không có cỏ hoang, hoa cỏ không thể là thứ gây ra bệnh Hayfever như các bác sĩ ở Australia giải thích.

Sau 12 ngày ở các thành phố lớn Tokyo, Kyoto, Hiroshima mình đến Osaka thành phố nhỏ hơn, tôi đoán không khí trong lành hơn vì chứng ngứa mắt ngứa mũi đỡ hơn, nhưng không phải mọi người đều như thế, vợ và con trai vẫn bị dị ứng, da mặt căng rát, mắt mũi ngứa ngáy khó chịu. Ở Tokyo số lượng cây trồng rất ít, cỏ hoang không có vì đất chật người đông, hoa Anh Đào đã tàn mà sao nhiều người Nhật phải dùng khẩu trang? Với kinh nghiệm của mình đeo khẩu trang khi ra đường thì chứng bệnh này bớt đi.

Melbourne Australia cũng nhiều xe chạy và các nhà máy xả khí thải ra không gian, mình cũng bị bệnh hayfever nhẹ, nhưng mình từng đi holiday ở Darwin hoặc Gold coast Queensland nơi thành phố du lịch không có công nghiệp nặng, chỉ có nông trại, cây ăn trái, hoa cỏ và cỏ khô ở các nông trại thì trùng trùng điệp điệp thì mình không bị hayfever. Why?

Từ nay mình sẽ không đổ tội cho cây xanh hoặc hoa cỏ đã gây nên chứng bệnh Hayfever nữa, mình tin nguyên nhân là do con người. Có lẽ các công ty bào chế thuốc không dám chỉ thẳng vào sự xả khói xe và nhà máy công nghiệp xả thải gây nên chứng hayfever vì sẽ bị chỉ trích ngược lại, họ phải tìm cách giải thích khác, người Nhật đổ tội cho phấn của cây cedar (cedar pollens) còn người Úc đổ tội cho phấn hoa cỏ (Grass pollens). Tội nghiệp cho cây xanh và hoa cỏ đã bị oan! chỉ vì chúng không biết nói. Mình tin như thế.

Saturday, February 10, 2018

Thảm Sát Tết mậu Thân 1968

Cứ hai người gánh một thi hài đã được bọc nylon và bó dây kỹ lưỡng. Đi được vài chục bước thì thi hài rớt ra, chị phải dừng để buộc lại, chợt thấy mảnh vải quần đùi của chồng mà chị tự tay may lấy. Chị dở ra xem lại và oà khóc nức nở, chị đã gánh đúng xác của chồng chị mà không biết.
Cực khổ rứa đó mà ngày nào cũng đi, lê la bên mấy mồ chôn để mong nhận diện chồng. Ngày nào cũng hít thở mùi xác chết thối rửa trong cái nắng mùa hè vậy mà không bệnh hoạn chi hết.
Ngày xưa đồng hồ phải lên giây mỗi ngày vì vậy khi đồng hồ đứng là biết chết trước đó một ngày. Cả nhóm bị bắt ngày mùng 6 Âm Lịch thì bị giết ngày mùng 8 vì đồng hồ đứng ngày mùng 9 Âm Lịch. Giờ đây, con ở nơi phương xa hơn nửa vòng quả đất với mâm cơm chay đạm bạc, nén hương chân thành nguyện cầu ba sớm siêu sinh miền tịnh độ.
Image may contain: text

Hôm nay ngày giỗ ba! Mới đó mà cũng gần 50 năm rồi. Mỗi lần giỗ ba, nhang khói ngập trời cả thành phố Huế. Gần 6,000 anh linh, nạn nhân của một cuộc tàn sát đẫm máu, vất vưởng đâu đây trên những bãi cát vùng Diên Đại, Xuân Ổ, Xuân Đại, Phú Thứ. Những oan hồn lẫn khuất quanh sân trường Gia Hội, Kiểu Mẫu. Những người vô tội bị xử tử ngay tại nhà, trước mặt người thân. Những vị bác sĩ từ tâm người Đức bị sát hại sau chùa Từ Đàm, và hàng ngàn người dân vô tội ở vùng Phủ Cam bị lùa xuống khe Đá Mài.
Cả thành phố chìm ngập trong màu khăn sô trắng. Ôi! Tôi không muốn nhớ đến cảm giác hãi hùng ấy nhưng sao nó vẫn cứ khắc sâu trong tâm khảm. Phải chăng những anh linh ấy không siêu thoát được vì cái chết đau thương của họ đã bị lịch sử bóp méo? Thoang thoảng đâu đây như tiếng kêu gào “Trả sự thật lại cho chúng tôi.”
Ba! Con sẽ không quên. Lịch sử sẽ không quên và mọi người trên thế giới này sẽ không quên dù ai đó cố tình đổi trắng thay đen để chạy tội cho cuộc tàn sát man rợ đó. Ngày đó, tuy còn nhỏ nhưng con đã biết nhận xét mọi chuyện. Gia đình mình gần như là nơi tụ tập của Ủy Ban Truy Tầm Nạn Nhân Mậu Thân. Mỗi buổi sáng là hai chiếc xe GMC đậu trước nhà để chở dân và nhân công đi tìm kiếm mồ chọn tập thể. Mấy dì trong ban tổ chức có chồng mất tích 68 như cô Tôn Thất Lang, dì Quýnh, dì An, dì Dương, dì Mại, mạ… lo sửa soạn vật dụng mà chú Thuyên (phó quận trưởng quận Phú Vang) và mấy chú lính chở tới như những cây vải nylon để bó hài cốt, dây cột, thẻ bìa carton trắng để ghi chi tiết nhận dạng mỗi thi hài. Sáng nào mấy dì và tụi con cũng cắt, xếp những mảnh ni lông khoảng 2 thước để bó thi hài.
Ông Ngoại trong làng ra bắt đầu một ngày làm việc bằng ly rượu trắng nhỏ (ông là người phụ trách việc hốt cốt.) Ông cẩn thận lượm từng mảnh xương nhỏ của mỗi thi hài nằm chồng lên nhau trong những cái hố chật hẹp. Có thi hài còn đủ áo quần (như hầm ba mình) nhưng cũng có những thi hài chỉ trần xì cái quần đùi, rất khó nhận diện. Mình nghe được nhiều mẫu chuyện cười ra nước mắt bởi ông và mấy chú bác. Có một bà nhận được xác chồng nhưng không có đầu (bị xử tử). Bà đi theo và nói nhỏ với ông: “Chú ơi! Chú có cái đầu mô dư cho con một cái.” Ông nạt ngang: “Người mô thì đầu nấy, dư mô mà cho, nói tào lao!” Vậy mà mấy hôm sau, đi vùng khác, ông lại tìm được một cái đầu lâu trong bụi rậm. Ông nhắn: “Chôn chưa, về chú cho cái đầu nè.” Bà ta tất tả mừng rỡ chạy về, gói đầu lâu chồng lên làm đám. Rồi còn có một chị trong xóm, đi tìm xác chồng nhưng không được vào trong bèn ngồi ở địa điểm tập trung an toàn và nghe nhận diện qua phóng thanh. Chị xin làm thiện nguyện bằng cách vào rồi phụ gánh thi hài ra xe. Cứ hai người gánh một thi hài đã được bọc nylon và bó dây kỹ lưỡng. Đi được vài chục bước thì thi hài rớt ra, chị phải dừng để buộc lại, đi thêm vài chục bước thì thi hài rớt thêm lần nữa, lại buộc và đi, qua lần thứ ba lại rớt và xổ tung ra, chị phải nhặt gom lại và chợt thấy mảnh vải quần đùi của chồng mà chi tự tay may lấy. Chị dở ra xem lại và oà khóc nức nở, chị đã gánh đúng xác của chồng chị mà không biết.
Còn nhiều mẫu chuyện “trời đất dun dủi” như thế nữa nghe rất thương tâm. Cực khổ rứa đó mà ngày nào mạ cũng đi, sáng đi chiều tối về. Ngày nào cũng lê la bên mấy mồ chôn để mong nhận diện chồng. Ngày nào cũng hít thở mùi xác chết thối rửa trong cái nắng mùa hè vậy mà không bệnh hoạn chi hết. Sáng mua ít đồ ăn vất lại cho bầy con ở nhà tự xoay xở lấy, cả hàng quán cũng vất liều luôn. Mạ mua ít gói xôi hay vài trái bắp làm thức ăn trưa rồi dang nắng suốt ngày ở những vùng đất cát trắng ghê người ấy. Bác cũng đi theo để phụ mạ tìm người em trai duy nhất của mình. Thấy cực khổ quá nên bác khuyên mạ nên ở nhà để lo con rồi thỉnh thoảng thay phiên với bác cũng được. Thế nhưng, ở nhà một hôm thì bị thôi thúc, ruột gan không yên, cả ngày cứ ngửi thấy đâu đây mùi xác người chết. Trời đất phù hộ, lăn lóc với các hầm chôn người thì không cảm thấy gì hết. Mạ lại nhập vào cuộc kiếm tìm và nhờ vậy, khi tìm ra xác ba, cả mạ và bác có thể lo chu toàn hơn. Hầm chôn xác ba gồm có 27 người toàn là người trong xóm ra “trình diện học tập.” Từ đầu xóm đến cuối xóm đèn đuốc sáng rực vì phải làm rạp chứa đám bên ngoài nhà. Hai mươi bảy bà góa phụ với đám con nhỏ mồ côi cha khăn áo tang trắng nguyên cả xóm. Riêng hầm này may mắn biết được ngày mất vì có một chú lận cái đồng hồ lên tận nách nên không bị tước đoạt. Ngày xưa đồng hồ phải lên giây mỗi ngày vì vậy khi đồng hồ đứng là biết chết trước đó một ngày. Cả nhóm bị bắt ngày mùng 6 Âm Lịch thì bị giết ngày mùng 8 vì đồng hồ đứng ngày mùng 9 Âm Lịch.
Giờ đây, con ở nơi phương xa hơn nửa vòng quả đất với mâm cơm chay đạm bạc, nén hương chân thành nguyện cầu ba sớm siêu sinh miền tịnh độ.
Nam Mô Siêu Lạc Độ Bồ Tát Ma Ha Tát!

LỜI SÁM HỐI VỀ THẢM SÁT MẬU THÂN CỦA MỘT NGƯỜI TRONG CUỘC



BỨC THƯ VIẾT NGÀY 1-2-2018 (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Tôi đọc cho con gái chép một bài viết nhỏ này xin gửi tới bà con bạn bè thương mến, những ai yêu mến, quen biết và quan tâm đến tôi. Còn những kẻ luôn đem tôi ra làm mồi nhậu cho dã tâm của họ như ông Liên Thành và bè đảng của ông ta, tôi không muốn mất thời giờ đối đáp với họ. Dĩ nhiên bài viết này không dành cho họ.

Năm nay tôi 81 tuổi, và tôi biết, còn chẳng mấy hồi nữa phải về trời. Những gì tôi đã viết, đã nói, đã làm rồi trời đất sẽ chứng nhận. Dầu có nói thêm bao nhiêu cũng không đủ. Tốt nhất là im lặng bằng tâm về cõi Phật. Duy nhất có một điều nếu không nói ra tôi sẽ không yên tâm nhắm mắt. Ấy là câu chuyện Mậu thân 1968. Vậy xin thưa:

1. Mậu Thân 1968 tôi không về Huế. Tôi, TS Lê Văn Hảo và bà Tùng Chi (những người lên chiến khu trước) được giao nhiệm vụ ở lại trạm chỉ huy tiền phương- địa đạo Khe Trái (Thuộc huyện Hương Trà- tỉnh Thừa Thiên)- để đón các vị trong Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Thành Phố Huế như Hoà thượng Thích Đôn Hậu, cụ Nguyễn Đoá, ông Tôn Thất Dương Tiềm…lên chiến khu. Mồng 4 tết tôi được ông Lê Minh (Bí thư Trị- Thiên) báo chuẩn bị sẵn sàng về Huế. Nhưng sau đó ông Lê Minh báo là “tình hình phức tạp” không về được. Chuyện là thế. Tôi đã trả lời ở RFI, Hợp Lưu, Báo Tiền Phong chủ nhật… khá đầy đủ. Xin không nói thêm gì nữa.

2. Sai lầm của tôi là nhận lời ông Burchett và đoàn làm phim "Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình” trả lời phỏng vấn với tư cách một nhân chứng Mậu Thân Huế 1968, trong khi tôi là kẻ ngoài cuộc.

Để chứng tỏ mình là người trong cuộc, tôi đã dùng ngôi thứ nhất- “tôi”, “chúng tôi” khi kể một vài chuyện ở Huế Mậu Thân 68. Đó là những chuyện anh em tham gia chiến dịch kể lại cho tôi, tôi đã vơ vào làm như là chuyện do tôi chứng kiến. Đặc biệt, khi kể chuyện máy bay Mỹ đã thảm sát bệnh viên nhỏ ở Đông Ba chết 200 người, tôi đã nói: “Tôi đã đi trên những đường hẻm mà ban đêm tưởng là bùn, tôi mở ra bấm đèn lên thì toàn là máu ...Nhất là những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra ..”. Chi tiết đó không sai, mà sai ở chỗ người chứng kiến chi tiết đó không phải là tôi, mà là tôi nghe những người bạn kể lại. Ở đây tôi là kẻ mạo nhận, một việc rất đáng xấu hổ, từ bé đến giờ chưa bao giờ xảy ra đối với tôi...



...Tôi đã nói rồi, nay xin nhắc lại: Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu...

3. Từ hai sai lầm nói trên tôi đã tự rước hoạ cho mình, tự tôi đã đánh mất niềm tin yêu của nhiều người dân Huế đối với tôi, tạo điều kiện cho nhiều kẻ chống cộng cực đoan vu khống và qui kết tôi như một tội phạm chiến tranh.

Tôi xin thành thật nhìn nhận về hai sai lầm nói trên, xin ngàn lần xin lỗi.

Sài Gòn, ngày 1 tháng 2 năm 2018

Hoàng Phủ Ngọc Tường!



Image may contain: 2 people, people smiling, closeup


Wednesday, December 2, 2015

BỤI ĐƯỜNG CHƯƠNG MỸ

LS Tran Thu Nam

Tôi thật sự rất bận và có rất nhiều việc quan trọng hơn so với vụ việc tôi bị hành hung. Tôi cũng muốn để việc này cho Công an HN, nhưng niềm tin của tôi đang mất dần.

Mấy hôm trước qua một phóng viên, một trong tám người đã hành hung chúng tôi đã đại diện đến xin lỗi tôi. Khi người này ra về tôi thấy trong giỏ hoa qua là một chiếc phong bì. Hôm nay, người này tiếp tục đến VPLS của tôi để xin lỗi LS Lê Văn Luân.

Quan điểm của tôi về vụ việc:
Thứ nhất: Tôi chấp nhận lời xin lỗi của 8 người đã đánh chúng tôi bởi tôi và họ không có mâu thuẫn, không thù hằn gì nhau. Tôi và họ đều là nạn nhân.

Thứ hai: Tôi yêu cầu người này phải nói ra sự thật thì tôi sẽ có văn bản rút yêu cầu khởi tố hình sự.
Thứ ba: Đây không còn là vụ việc cá nhân của tôi, nó đã là vụ việc chung của cả giới Luật sư. VÌ vậy, tôi sẽ hỏi ý kiến của các Luật sư trong dó có các Luật sư đang tham gia bảo vệ cho tôi.

Quan điểm về cách hành xử:
- Sau khi bị đánh, nên trả thù hoặc muốn người đánh đi tù ? Tôi không mong muốn điều đó, tôi chỉ muốn những người khác trong đó giới Luật sư không bị đánh nữa;
- Khi người đánh chúng ta là một công cụ bởi nhận thức hạn chế của họ, chúng ta trả thủ hay huỷ hoại "Công cụ" này? Quan điểm của tôi, họ là con người, làm thế nào để họ không trở thành công cụ của người khác, biết yêu thương đồng loại hơn;
- Xin mượn một câu nói "Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác". Tôi không muốn ở tù nên không muốn họ ở tù.

Tôi muốn một cuộc sống có ý nghĩa chứ không chỉ tồn tại. Những điều chúng ta làm có ý nghĩa sẽ tồn tại, còn sự tồn tại vật chất của chúng ta sẽ chấm dứt ở một thời điểm nhất định.

P/s: 1. Hình ảnh của người đến xin lỗi; 2. Hình ảnh của người đến xin lỗi khi cùng nhiều người đến quậy đám tang của cháu Đỗ Đăng Dư; 3. Hình ảnh của Trưởng Công an xã Đông Phương Yên hách dịch sau khi tôi bị đánh; 4. Hình ảnh của Trưởng Công an xã đeo khẩu trang chỉ đạo nhiều người trong đám tang. Người này có mặt trong buổi làm việc cùng tôi với Thủ trưởng có quan cảnh sát điều tra HN ngày 11/10/2015 (Ngày tiến hành khám nghiệm tử thi cháu Đỗ Đăng Dư nên đã biết bặt tôi từ trước). Trưởng Công an xã Đông Phương Yên tên Hùng có liên quan đến việc đánh tôi hay không và ai là người chỉ đạo tôi sẽ thông tin tiếp theo.

Hình ảnh của người đến xin lỗi

người đến xin lỗi khi cùng nhiều người đến quậy đám tang của cháu Đỗ Đăng Dư

Trưởng Công an xã Đông Phương Yên hách dịch sau khi tôi bị đánh

Trưởng Công an xã đeo khẩu trang chỉ đạo nhiều người trong đám tang

Sunday, December 29, 2013

Trầm Cảm

Viết bài này tôi chỉ mong đây là một bức thư tâm tình với mọi lời chân thành gởi tặng người vợ đáng thương mà xưa nay bằng ngôn từ tôi đã không thể truyền đạt được tất cả những yêu thương tôi gói ghém trong lòng. Trong một chừng mực nào đó, tôi cũng mong được chia sẻ kinh nghiệm hạnh phúc gia đình cùng bạn đọc hy vọng búc thư tâm tình này có giá trị thật sự vì chúng tôi đã phải trả một giá rất đắt cho cụm từ "Tình Yêu và Hạnh Phúc".



Trong số báo 250 Saigon Time (*) ngay trang đầu đăng một tin hết sức kinh hoàng đó là một bà mẹ đã dìm nước 5 đứa con của chính mình trong bồn tắm cho đến chết. Andrea Yates đã âm mưu từ lâu, đã mấy lần bất thành nhưng cuối cùng 5 đứa bé đã bị thảm sát. Bà tin rằng chỉ giết con mình thì xã hội mới cho bà một hình phạt xứng đáng. Đọc xong đoạn thẩm vấn của thám tử Mehl với Andrea Yates tôi thấy lo sợ, có ý định vứt bỏ tờ báo. Suy nghĩ một lúc, tôi không thể làm điều ấy được vì vợ tôi rất thích đọc báo... Hôm đó, khi nàng hỏi... tôi đành nói thật và khuyên: Mai  em đừng đọc, nó kinh khủng qúa sức tưởng tượng, anh sợ em bị ám ảnh bởi vì!... Tôi đành dừng lại không nói được vì những chữ muốn nói tôi đã phải tránh như những lời nguyền rủa xui xẻo, phải kiêng như chay tịnh... vì nếu Mai  nghe được sẽ buồn, nó cũng có thể kích thích gợi nhớ những kỷ niệm đau buồn cũ... Tôi đã vô tình kích thích sự tò mò nên Mai  đã "cướp" lấy tờ báo đọc ngấu nghiến. Không như tôi, thay vì sự lo sợ, ghê rợn, Mai  đã nghẹn ngào xúc động...

- Em thấy tội nghiệp, bà ấy bị bệnh qúa nặng , bà ấy cần có người chồng thương yêu chiều chuộng và giúp đỡ hết lòng. - Mai  rưng rưng ngấn lệ! Nàng vui mừng vì nàng may mắn hơn Andrea Yetes rất nhiều.

- Thôi đừng khóc nữa. Mỗi lần em xúc động, căn bệnh của em lại gia tăng, tối lại mất ngủ, anh biết rồi, anh xin lỗi em nhiều lần rồi... cũng tại vì anh ít hiểu biết tâm lý và y học, hơn nữa chứng bệnh này quá lạ đối với nhiều người chẳng riêng gì anh, em biết đó, ngay cả bác sĩ cũng không đoán ra, nhiều bác sĩ cho em thuốc ngủ mà em vẫn không ngủ, có ông còn cho em uống gấp đôi để em ngủ nhưng em có ngủ được đâu! Lại có nữ bác sĩ người Philipine trợn mắt lên nói rằng em lạm dụng thuốc ngủ, cô ấy cảnh cáo nếu em không tập ngủ bình thường mà cứ lệ thuộc vào thuốc em sẽ bị ghiền!

Sự mất ngủ triền miên của Mai  khiến lòng kiên nhẫn lắng nghe bác sĩ khuyên can trở nên mệt mỏi. Cuối cùng chúng tôi đồng ý đổi sữa cho con, thay vì bú sữa mẹ, Tracey được cho bú sữa formular S26 để Mai   có thể sử dụng thuốc ngủ với hy vọng Mai  kiếm được một giấc ngủ bình thường. Tiếc thay! Chúng tôi vẫn không đạt được ý muốn. Có một lần một vị bác sĩ vừa bắt đầu khuyên nhủ, tôi liền cắt ngang: Bác sĩ làm ơn cho Mai  toa thuốc ngủ thật mạnh, vì loại Ducene 5mg Mai  đã dùng hết mà vẫn không ngủ được cả tháng nay rồi, chúng tôi đã lắng nghe và làm theo rất nhiều bác sĩ căn dặn nhưng đều vô hiệu qủa. Ông ta có vẻ bất bình vì tôi không muốn nghe ông, tuy nhiên ông cũng đặt bút ký toa thuốc và nói rằng loại này rất mạnh, phải cẩn thận đừng lạm dụng, khi đã ngủ được rồi thì nên dừng ngay.

Cầm toa thuốc đến Chemist, cô y sĩ bỏ tên Mai  vào computer data base. Cô tươi cười bảo:

- Hôm nay lại trở lại loại thuốc cũ à?

Tôi ngạc nhiên:

- Thuốc cũ? Tôi xin bác sĩ cho thuốc mạnh hơn Ducene 5mg mà.

- Dạ thuốc này là loại mà chị đã dùng 2 tháng trước đây. Nó mạnh lắm đó anh. Ducene 5mg cũng mạnh nhưng mỗi viên nhỏ hơn để bệnh nhân có thể uống 2 viên!

Mua thuốc xong chúng tôi thất vọng trở về. Tôi hiểu ràng, không còn loại nào mạnh hơn, muốn mạnh thì uống gấp đôi, gấp ba lần!...

* * *

Chúng tôi đã đến gõ cửa hầu hết các phòng mạch bác sĩ Việt Nam ở Footscray, chúng tôi đã nghe những lời khuyên của nhiều vị bác sĩ , hầu như những lời khuyên nhủ đại ý giống nhau và chính tôi cũng khuyên Mai  như vậy ngay từ đầu. Sự gặp gỡ các bác sĩ chỉ làm tôi củng cố thêm lý luận bảo thủ và thiếu khách quan của chính mình.

Tiếng Mai  đột nhiên kéo tôi trở lại với thực tại:

- Em hiểu rõ cái ảo giác bà Andrea Yetes tâm sự với bác sĩ: "Tôi cảm thấy như có lời thúc dục, thấy hình ảnh con dao dài sắc nhọn... chúng thúc dục tôi giết người. Tôi rất sợ có ngày tôi làm hại người khác. Tôi chỉ còn cách tự tử để không còn hại ai được nữa..." Anh ạ, hồi ấy nó cũng sảy đến với em ttương tự mà anh không tin em. Mình là người Công Giáo không tin dị đoan nhưng nó cứ thôi thúc em...

- Thôi đừng nhắc lại nữa, anh sợ lắm rồi!

Tôi không dám gạt phăng như trước nhưng luôn luôn khéo léo tìm cách tránh nói về chuyện này để Mai  khỏi xúc động, nhưng đôi khi không đặng phải đừng tôi đành ngồi chịu trận lắng nghe.

- Anh biết không, hồi ấy em không dám lên phòng khách, em chỉ cúi đầu dọn dẹp thật nhanh rồi trốn vào phòng ngủ hoặc xuống nhà bếp. Mỗi lần em bước lên phòng khách, em cảm thấy nhà mình có qủy, nó cám dỗ, nó thôi thúc em: "làm những chuyện ô uế lên bàn thờ"... nhưng lòng tin thiên chúa và sự tôn trọng nơi thờ phượng lại khiến em vô cùng cung kính. Hai ý tưởng trái nghịch nhau nó giằng xé tâm trí khiến em muốn điên, không tin dị đoan nhưng cũng phải xiêu lòng. Anh còn nhớ không, đã nhiều lần em bắt anh phải gọi đến bà chủ cũ hỏi tại sao bà bán nhà này cho mình, phải chăng nhà này có ma! Chắc chắn phòng khách nhà mình có qủy, nó thôi thúc em làm điều phản bội Thiên Chúa. Có lần em cố gắng làm điều anh khuyên em là cầu nguyện hết lòng, nếu Chúa không nhậm lời thì mình cũng có được lòng tin và những suy nghĩ tích cực để vượt qua lối tin dị đoan vớ vẩn, em bước đến bàn thờ, làm dấu thánh gía và cầu nguyện, em cố gắng cầm lòng cầm trí nhưng nó vẫn thôi thúc em làm điều phản bội thiên chúa.

Đôi mắt Mai  vẫn rưng rưng. Mai  đã kể chuyện này với tôi nhiều lần nhưng tôi vẫn im lặng lắng nghe, tôi hiểu rằng câu chuyện này tôi không có quyền nhàm chán. Thứ nhất là để Mai  có dịp tuôn trào nỗi uất ức mà tôi không hiểu nàng ngày xưa. Thứ hai, đây là "hình phạt" mà tôi phải chịu vì cái tội cứng đầu ngày xưa không biết lắng nghe! Thứ ba nếu tôi không nghe nàng nói có nghĩa là tôi gạt bỏ, như vậy tôi đã trở thành con người cũ của tôi trước đây không biết lắng nghe sẽ kích thích khiến Mai  mắc bệnh trở lại là điều rất có thể.

Anh biết không, đứng trước bàn thờ, em oà lên khóc vì không ai hiểu em, em chỉ còn hy vọng duy nhất là Thiên Chúa, chỉ có ngài hiểu em vì ngài là đấng toàn năng. Tự nhiên em thét lên: "Lạy Chúa con bị bệnh gì xin Chúa chữa con, giúp con kiếm được thầy thuốc". Từ hôm ấy Thiên chúa đã chữa em, em tin ngài đã nhận lời. Có lẽ ngài soi sáng cho em bắt anh đưa em đến gặp bác sĩ tâm thần, chúa đã nhậm lời em vì ngài đã trả lại cho anh "trái tim bằng thịt" thay vì là chai đá. Anh đã biết lắng nghe, đồng ý đưa em đi bác sĩ và yêu cầu bác sĩ gia đình giới thiệu đến bác sĩ chuyên môn còn mấy bác sĩ đa khoa chẳng hiểu em tí nào cả.

* * *

Chúng tôi đến gặp vị bác sĩ tâm thần (Psychiatrist) người Tích Lan da ngăm đen, thoạt đầu tôi tưởng ông là người Ấn Độ. Tôi trao cho ông bức thư (report) từ bác sĩ gia đình, ông liếc sơ qua và bình thản nhìn chúng tôi. Thay vì hỏi bệnh nhân như mọi bác sĩ khác, vị bác sĩ này lại nói cho tôi nghe một loạt những "tật xấu" của vợ tôi!

- Đây là đúa con đầu lòng của bạn?

- Dạ!

Ông nhìn Tracey con gái của chúng tôi hỏi xã giao: "How old are you?"

Tracey thẹn thùng. Tôi trả lời thay: "3 tuổi (She's three)"

- Vợ của bạn mất ngủ nhiều?

- Dạ!

- Vợ của bạn dễ xúc động, sợ coi film, tin tức hoặc những hình ảnh có sự chết chóc, chảy máu, bạo động, tai nạn xe cộ...

- Dạ!

- Trước kia cô ta vui tươi yêu đời, bây giờ ngược lại, không thích tiếp xúc bạn bè, không thích vui chơi, trở nên rất tiêu cực (Negative self thought)

- Dạ!

-Cô ta hay lo sợ vô lý như kiểm soát cửa nhà mặc dầu đã xem xét khóa đi khóa lại nhiều lần?

- Dạ!

- Cô ta hay sợ một chứng bệnh hiểm nghèo nào đó, sợ dơ bẩn quá đáng ví dụ rửa tay nhiều lần?

- Dạ!

- Vợ bạn rất nóng tánh, gắt gỏng với bạn và con cái?

- Dạ!

- Vợ bạn đôi khi có ý tưởng tự tử, chán ghét cuộc sống?

- Dạ!

- Cô ta tỏ ra không thương con hoặc ít thương con?

- Dạ!

Tôi hết sức ngạc nhiên và khâm phục. Chưa một bác sĩ nào chúng tôi đã gặp nói và hiểu biết như bác sĩ này, Tánh tình của vợ tôi mà sao ông hiểu rõ thế! Ông rút trong ngăn kéo, lấy ra một miếng giấy có in hai hình bộ não giống nhau nhưng màu sắc hơi khác, ông chỉ vào hình thứ nhất và giải thích:

- Đây là bộ não con người. Chung quanh màng não luôn luôn được bao phủ bởi một lượng nguyên tố hoá học nhất định để bộ não hoạt động bình thường.

Ông chỉ sang tấm hình bên cạnh và tiếp tục giải thích:

- Đây cũng là bộ não con người, tuy nhiên! Mức độ của những nguyên tố hoá học chung quanh bộ não ít hơn làm cho bộ não hoạt động không bình thường.

Tôi đồng ý: Xe có nhớt và nước đầy đủ thì chạy ngon, cạn nhớt hoặc nước thì máy nóng là lẽ dĩ nhiên. Hơn nữa trách nhiệm là một "thông dịch viên" tôi cứ phải nói như một cái máy cho vợ tôi nghe . Vị bác sĩ chậm rãi tiếp tục giải thích:

- Tất cả mọi cử động, hoạt động, sự cảm nhận ngoại cảnh và sự đáp lại đều được điều khiển bằng bộ não, một khi bộ não không bình thường thì họ cảm nhận không bình thường vì vậy hành động cũng không bình thường. Họ thường có những triệu chứng như tôi đã nói ở lúc nãy.

- Như vậy vợ tôi là người mắc bệnh? - Tôi thắc mắc và lo lắng...

- Đúng thế! Cô ta bị bệnh depression.

Cái số kiếp làm thông dịch viên bất đắc dĩ vẫn theo đuổi tôi. Tôi đã phải dịch những câu độc đáo chưa từng thấy trong tự điển: nào là trúng gió, cạo gió, lể, giác, nóng và mát trong người... và những chữ ít khi dùng đến như tiểu đường, tăng xông và bây giờ đến lượt dịch cho vợ tôi hiểu chữ Depression! (Sau này tôi thấy có vài người dịch chữ depression là suy sụp thần kinh, có ngưòi gọi là bệnh trầm cảm.) Thoáng qua trí tưởng tượng tôi thầm nhủ: Không lẽ Mai  bị điên thật sao! Nhưng phải dịch như thế nào để nàng hiểu và tránh được sự xúc động quá mức! Thấy tôi bối rối vị bác sĩ hỏi tôi:

- Bạn làm nghề gì? (What's your background)

- Tôi học về điện.

- Tốt lắm, như vây bạn biết đá Nam Châm và bản chất từ tính của nó?

- Vâng tôi hiểu rõ bản chất của nam châm.

- Nam châm là một vật thể được cấu trúc bằng thép có nhiều chất than, ta có thể nhìn thấy, sờ mó được. Tuy nhiên từ tính của nó ta không nhìn thấy, không sờ mó được nhưng đưa vào gần sắt nó sẽ hút, lực hút của nó ta cảm nhận được. Ta cũng có thể phá hủy từ tính của nam châm khiến nó không còn (hút) hấp dẫn chất sắt nữa. Ngược lại ta có thể làm miếng thép trở thành nam châm.

- Vâng tôi hiểu điều ấy.

- Bộ não và chứng bệnh tâm thần cũng vậy. Chúng ta không thể nhìn thấy hoặc sờ thấy tâm thần bị hủy hoại nhưng sự ảnh hưởng của nó vô cùng tệ hại. Người bị chứng bệnh này họ đau khổ vô cùng. Không riêng gì họ, mà người chung quanh cũng bị ảnh hưởng. Bệnh nhân tựa như cục nam châm mất từ tính, người xung quanh là những mảnh sắt lân cận. Bệnh nhân tâm thần không hấp dẫn người chung quanh, người chung quanh không thích người bệnh vì họ khó tính, gắt gỏng, thiếu nhã nhặn đối với ngườì thân.

- Như vậy có cách nào chữa chứng bệnh này không, có hy vọng gì không, thưa Bác sĩ?

- Bạn đừng lo, nó cũng như mọi chứng bệnh khác như mưng mủ làm độc thì có thuốc trụ sinh, cảm cúm nhức đầu thì có Panadol. Nếu sác suất chất hóa học trong não vì một lý do gì bị giảm đi gây nên bệnh thì ta phải tìm cách tăng cường chất đó lên để chữa bệnh. Đơn giản vậy thôi! Có một điều là sự giúp đỡ bệnh nhân tâm thần không giống sự gíup đỡ bệnh nhân đau lưng hoặc gẫy chân. Thay vì dìu dắt, bồng bế, đối với bệnh nhân tâm thần bạn cần hiểu họ, thông cảm và an ủi họ cho dù bạn cảm thấy khó chịu với lối cư xử của họ. Bạn phải tin rằng lối ứng xử thiếu tế nhị, tiêu cực, thụ động không vui tươì từ nơi họ không phải là bản chất của họ mà chính là hậu quả của chứng bệnh Trầm Cảm.

* * *

- Anh ơi! Cả tuần nay em không ngủ được tí nào, em mệt quá, em chỉ muốn chết đi cho xong.

- Đừng nói vớ vẩn! Em không có quyền chết, em mất ngủ cả năm nay rồi, mất ngủ thêm một hai ngày nữa cũng không sao, người ta chết vì bệnh hoạn, chiến tranh, tai nạn xe cộ, chưa có ai chết vì mất ngủ cả! Bác sĩ nào cũng khuyên em nên tập thể dục, đi dạo chơi, làm vườn, đọc truyện tìm mọi cách giải trí, mình phải tập suy nghĩ một cách tích cực không nên bi quan chán nản vớ vẩn... Mình phải hoạt động để máu lưu thông, cơ thể có mệt mình ngủ mới say, em thấy anh không, đi làm về mệt lăn ra giường là ngủ như chết cho đến sáng, còn em tối cũng nằm, sáng cũng nằm làm sao mà ngủ được!

- Em mệt nên em phải nghỉ, em chỉ mong chớp mắt được một tí mà cũng không được, đã nhiều lần em làm vườn và tập thể dục mệt đờ người mà vẫn không ngủ được, hay là anh xin việc cho em đi làm!

- Con mình còn nhỏ, anh muốn em cho con bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng rồi đổi sữa bởi vì sữa mẹ gíup con mình có được những kháng thể tốt, hỏn nữa nếu mình gởi con nhà trẻ, tiền lương em đi làm không bõ tiền gởi con, đã vậy sáng sớm con mình đang ngủ phải lôi nó dậy, tối về anh phải đón con và tắm rửa cho nó trong lúc em phải lục đục nấu ăn, anh thấy vất vả quá, chẳng có thờì gian cho nhau, chẳng có thời gian cho con. Đã đành 2 đứa mình chấp nhận vất vả nhưng tại sao mình lại bắt con mình là đứa bé sơ sinh phải san sẻ nỗi vất vả ấy chứ? Chỉ vì nó không biết nói, nếu nó biết nói chắc chắn nó sẽ phản đối. Không một thú vật nào trên trái đất này không ấp ủ con, không cho con bú sữa mẹ, chỉ có loài người văn minh quá nên mới đưa con cho kẻ khác chăm sóc, mới lấy sữa của loài thú khác cho con mình bú! Riêng anh, nhận thấy ấp ủ con mình, cho con bú sữa mẹ là những món ăn thiêng liêng bổ dưỡng cả tinh thần cũng như thể xác. Tạo hóa đã ban cho trẻ thơ những món ăn vô giá ấy mình không có quyền cấm cản hoặc cắt xén .

* * *

- Anh ơi! Anh ra check lại cửa nhà dùm, em nhớ lúc nãy khóa rồi nhưng anh coi lại lần nữa cho chắc đi.

- Anh lạy em! Nhắm mắt lại ngủ đi, đừng nghĩ gì hết, cứ nghĩ vớ vẩn như vậy mất ngủ là phải!

- Nếu anh không check cửa dùm em, anh không ngủ được với em đâu.

Tôi làm lơ không trả lời, quay sang một bên.

- Đi Anh!...

- Nếu em muốn thì tự em ra check, anh lên giường là để ngủ, trễ rồi.

- Em sợ, nếu em không sợ thì em đâu cần nhờ anh.

- Nhà mình mà em sợ cái gì?

- Em không biết, nhưng anh check cửa dùm em đi.

- Anh nói không là không. Tối nào cũng vậy, cứ lên giường rồi bắt người ta ra check cửa là cái gì?

- Biết đâu em khóa chưa chắc rồi có thằng nào nó lén vào, nó đâm chết anh, chết con thì sao?

- Nhà mình còn mấy con mực khô phải không? Cứ để nó vào, anh sẽ mời nó ngồi uống bia với anh. - Tôi hạ giọng đùa cợt đánh trống lảng.

- Đi Anh!

- Trời ơi! Em không quên đi được sao?

- Hay là Anh dẫn em ra ngoài thôi, để em check cũng được.

- Em đúng là con nít! Nếu anh dẫn em ra thì anh làm... mẹ nó cho rồi!

Cuối cùng tôi cũng không thể thắng được sự mèo nheo của nàng, đành phải bước ra, cố tình đưa tay vặn ổ khóa kêu lách cách cho Mai  nghe rõ để nàng yên tâm và tôi bước vào giường.

* * *

- Đống quần áo này mớì giặt hôm qua mà sao em phải giặt lại?

- Tại tối hôm qua đi chơi về trễ, không lấy vào sớm để quần áo phơi sương em sợ bị bệnh cùi!

- Sang đến bên này rồi mà em còn nói như vậy được sao? Anh đã giải thích cho em bao nhiêu lần rồi, em không nhớ được sao?

- Người ta bảo vi trùng cùi nó bay theo sương bám vào quần áo.

- Thôi đi! Nếu nó ẩm thì mang ra phơi, hôm nay trời nắng tốt. Nếu em cần bộ nào gấp cho con mặc thì bỏ vào sấy, nếu giả sử có vi trùng thì nó cũng phải chết, làm gì mà sợ.

Sau này tôi mới hiểu được Mai  bị ám ảnh bởì những tấm hình triển lãm cứu trợ nạn nhân bệnh cùi do một nhóm thanh niên thiện chí tổ chức ở Footscray Park nhân hội chợ tết 1994 mặc dù hôm ấy Mai  cảm thương và ủng hộ hết lòng.

* * *

- Anh có yêu em không?

- Có. Anh yêu em. Thôi ngủ đi đừng hỏi nữa. - Tôi hôn Mai  âu yếm.

- Em xấu hơn nhiều người anh quen mà lại không có học sao anh lại cưới em?

- Sao em lại nói như vậy? Em không nên đánh giá em qúa thấp, không nên tự ty mặc cảm như vậy. Nếu em mặc quần áo và trang điểm lên rồi đưa lên màn ảnh thì cũng đâu thua gì các cô tài tử điện ảnh.

- Anh nói vậy để em vui chớ gì! Em không tin đâu. Sao anh lại chọn em mà không chọn người khác?

- Em cứ tin rằng anh yêu em nên anh cưới em. Em không thể so sánh em với mấy người bạn của anh. Em có nhiều điểm phù hợp với anh so với bạn của anh nên anh cưới em. Anh chọn em vì em không xấu, duyên dáng, không kiêu xa như nhiều người khác. Cũng có thể anh muốn chọn người khác nhưng người ta đâu thèm chọn anh bởi vì anh vô gia cư không cha mẹ, ai biết anh là người tốt hay xấu. Anh yêu em, anh chọn em vì em nhận lờì anh tỏ tình vô điều kiện, em nói rằng em rất vui vì em đã có anh, em không hề nghi ngờ anh lợi dụng em như những cô gái khác.

- Anh giấu em, em không tin đâu. Có phải bên này ít con gái nên anh cưới đại em chứ anh đâu có yêu em phải không?

- Em hỏi anh kỳ cục qúa vây. Lập gia đình đâu phải là trò chơi. Anh cưới em dĩ nhiên có sự lựa chọn, là con người ai cũng bất toàn. Anh chọn em bởì vì những điểm em phù hợp với anh nhiều hơn những điểm không phù hợp.

- Vây em không phù hợp anh những điểm gì?

- Thôi đi! đừng nói nữa. Mình đã có con rồi chớ đâu phải là mớì quen nhau đâu. Cứ nói đi nói lại chuyện này hoài mệt qúa à.

- Anh! Có phải anh hối hận lắm đã cưới em phải không?

- Ừ ! đừng nói nữa ngủ đi...

Kể từ buổi tâm tình tối hôm đấy tôi đã lầm lỡ nên đã bị "chụp mũ" bị mắc phải cái bẫy mà giờ này tôi vẫn chưa hoàn toàn gỡ bỏ được: "Anh hối hân đã cưới em!" Tôi đau khổ nhiều mỗi lần Mai  nhắc đến cụm từ này. Tôi không thể giải thích cách nào cho thỏa đáng, càng giải thích, tôi càng trở thành "cái lưỡi không xương..."

* * *

Anh còn yêu em không? Anh thấy em có đẹp không? Anh hối hận đã cưới em hả... Hình như nhà mình có ma... Không biết em đã khóa của chưa? Hình như có ai rình nhà mình! Rõ ràng em nghe tiếng động... Anh ơi em muốn chết... Anh ơi em điên mất rồi... Anh ơi em không ngủ được... Anh chẳng hiểu em... Tại vì anh cho nên...

Tất cả những câu nói như vậy được lập đi lập lại, khiến tôi khó chịu. Nhiều khi tôi phải cáu gắt lên vì tôi cảm thấy bị bất tín nhưng tôi không biết làm gì hơn nên lại phải "giảng bài" với tựa đề cũ rích. Sự thiếu thông cảm nhau nhiều ngày cứ chồng chất, nhiều khi chúng tôi giận nhau cả tuần, thậm chí từ rất tối kỵ: "Ly Dị" cũng được mang ra thách thức nhau. Hai chúng tôi rất khổ tâm nhưng người khổ nhất vẫn là con gái của chúng tôi. Chúng tôi không hiểu nhau, cũng chẳng có một bác sĩ nào hiểu Mai  cả. Cuối cùng nàng đã tự hiểu nàng mà nàng tin rằng do sự soi sáng của Thiên Chúa khi nàng khẩn thiết kêu cầu dưới chân ngài. Nếu Mai  cảm tạ Thiên Chúa đã giúp nàng chữa bệnh Trầm Cảm thì tôi cảm tạ Thiên Chúa đã cứu sống hạnh phúc gia đình tôi, ngài cũng đã chữa luôn chứng bệnh "mù và điếc" của tôi qua tay vị bác sĩ người Tích Lan kia. Mai  đã bị Trầm Cảm rất nặng sau khi sanh (post natal depression) Mai  đã tìm ra thuốc, tuy nhiên phải uống thuốc hàng ngày. Dẫu sao chúng tôi đã tìm ra đúng thầy đúng thuốc. Tìm đúng bác sĩ không những trị được bệnh Trầm Cảm của Mai  mà trị luôn chứng bệnh bảo thủ của chính tôi.

 PM (St Albans Victoria)

 (*) Bài này viết năm 1994 năm nhân ngày tác giả đọc tờ báo Saigon Time số 250

Tuesday, October 15, 2013

Tại sao dân Việt khóc ông Giáp?

"Tại sao dân Việt khóc ông Giáp? " Đơn giản thôi, khóc cười là biểu hiện của tâm lý, người dân cùng nhau khóc tập thể như vậy vì họ có một tâm lý đau buồn tập thể. Quốc táng thì thế giới đã có nhiều nhưng khóc tập thể thì chưa, sự khóc tập thể biểu hiện tâm lý của tập thể ấy bị tổn thương, mà tâm lý ấy không bình thường thì đó là chứng bệnh tâm lý tập thể. Chứng bệnh này đặc biệt chỉ sẩy ra ở hai quốc gia cộng sản là Bắc Hàn năm 2011 trong đám tang Kim Jong iL và nay lập lại ở Việt Nam. Những người dân hoặc chính xác là những bệnh nhân này thật đáng thương, họ cần được điều trị. Tôi không phải bác sĩ tâm lý, tôi chỉ suy nghĩ tầm thường là đói cho ăn khát cho uống, vui thì cười buồn thì khóc. Muốn trị chứng bệnh khóc lóc tập thể này ta cần những nụ cười.

Monday, August 5, 2013

Inexpensive Way to record a quality audio of a mobile phone conversation

If you want to record your telephone conversation, you must tell the other party that your call is being recorded, it's a law in Australia and USA...

Tôi thường xuyên phỏng vấn và thâu thanh các cuộc điện đàm với các tù nhân lương tâm hoặc gia đình họ, trước tiên để ủng hộ tinh thần vì lòng dũng cảm và việc họ đã làm khiến họ phải chịu tù tội. Trước đây tôi dùng điện thoại để bàn và thẻ điện thoại để tiết kiệm tiền gọi về Việt Nam, nhưng gần đây có nhiều công ty mobile, họ cung cấp dịch vụ viễn liên về VN qua điện thoại di động với giả rẻ hơn các dịch vụ thẻ điện thoại, vì thế tôi nghĩ đến dùng điện thoại lưu động để phỏng vấn tù nhân lương tâm và gia đình họ. Xin bấm vào các đường dẫn bên dưới để xem cách thâu thanh các loại Mobile phone khác nhau.


I am a part time blogger to promote human rights, freedom of speech and democracy for Vietnam. I am so eager to help prisoners of conscience's voices to be heard. To record an interview with them or their families and broadcast them over the internet is one way to help. I do this voluntary, what I get is the happiness that I can help someone.

Xin bấm vào các đường dẫn bên dưới để xem cách thâu thanh các loại Mobile phone khác nhau.

Using Laptop to record Samsung Mobile (C5220) which have USB connector for headset 
Dùng computer thâu thanh điện thoại Samsung loại USB headset

Use Surface RT Tablet To Record your iPhone Conversation 
Dùng Surface RT Tablet thâu thanh cuộc điện đàm qua iPhone. 

Using laptop to record your iPhone conversation
Dùng computer thâu thanh cuộc điện đàm qua iPhone

Simple way to record iPhone conversation
Cách đơn giản để thâu thanh cuộc điện đàm bằng iPhone